eSport – Cỗ máy tạo dòng tiền tỷ đô cho kinh tế số toàn cầu

Với tốc độ tăng trưởng trung bình 7–8% mỗi năm và hơn 70% khán giả trong độ tuổi từ 18–34, thể thao điện tử (eSport) không chỉ là một xu hướng văn hóa nổi bật mà còn đang trở thành một ngành công nghiệp trị giá tỷ đô với sức ảnh hưởng lan tỏa toàn cầu. Cùng thethao247h.com theo dõi chi tiết trong bài viết sau.

Từ thú vui giải trí đến ngành công nghiệp tỷ đô

Năm 2024, giá trị thị trường eSport toàn cầu đạt 1,6 tỷ USD và dự kiến sẽ chạm mốc 1,87 tỷ USD vào năm 2025 theo báo cáo từ Newzoo. Đáng chú ý, đây chỉ là con số tính riêng từ các nguồn doanh thu trực tiếp như bản quyền truyền hình, quảng cáo, tài trợ, bán vé sự kiện và hàng hóa liên quan đến các giải đấu eSport chuyên nghiệp. Nếu tính cả nguồn thu gián tiếp từ các vật phẩm trong game, thương mại điện tử, quảng bá thương hiệu thì con số thực tế còn lớn hơn nhiều.

Với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (CAGR) 7 - 8% và lượng khán giả trẻ (18 - 34 tuổi) chiếm tới 70%, eSport đã trở thành hiện tượng văn hóa - kinh tế có sức ảnh hưởng toàn cầu.
Với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (CAGR) 7 – 8% và lượng khán giả trẻ (18 – 34 tuổi) chiếm tới 70%, eSport đã trở thành hiện tượng văn hóa – kinh tế có sức ảnh hưởng toàn cầu.

Hơn 600 triệu người trên thế giới đã theo dõi các sự kiện eSport trong năm 2024. Riêng tại Việt Nam, dự kiến doanh thu từ lĩnh vực eSport đạt 7,2 triệu USD vào năm 2025 và có thể tăng lên 10,4 triệu USD vào năm 2029 với tốc độ tăng trưởng khoảng 9,72% mỗi năm. Việt Nam hiện có hơn 28 triệu người tham gia vào các hình thức giải trí điện tử, chiếm gần 29% dân số, trong đó khoảng 10 triệu người thường xuyên theo dõi các giải đấu eSport – một tín hiệu rõ ràng cho thấy tiềm năng phát triển to lớn.

Xem thêm  "Bom tấn game hay nhất thập kỷ giảm sốc 95%, chưa tới 50K để sở hữu!"

eSport đóng góp tích cực cho nền kinh tế địa phương

Không chỉ là sân chơi cho giới trẻ, eSport còn đang đóng vai trò là “quả trứng vàng” cho các thành phố tổ chức giải đấu. Chẳng hạn, chung kết thế giới Liên Minh Huyền Thoại (LOL Worlds Championship) năm 2022 tổ chức tại San Francisco và New York đã mang về khoảng 53 triệu USD cho địa phương, nhờ vào các hoạt động du lịch, khách sạn, ăn uống và chi tiêu của người hâm mộ. Tương tự, trận chung kết LOL năm 2024 tại O2 Arena (London) đã đóng góp 15,5 triệu USD cho kinh tế Anh theo báo cáo của London & Partners.

Thị trường quảng cáo béo bở

Với lượng người theo dõi khổng lồ và độ phủ sóng cao, eSport trở thành kênh tiếp thị cực kỳ hấp dẫn cho các thương hiệu toàn cầu. Doanh thu từ tài trợ chiếm tới 63% tổng doanh thu eSport toàn cầu. Những cái tên lớn như Mercedes-Benz, Adidas, Red Bull, Intel,… đều không đứng ngoài cuộc chơi. Họ không chỉ tài trợ các giải đấu mà còn thiết kế sản phẩm riêng dành cho game thủ, giúp doanh số tăng trưởng đáng kể hàng năm.

Giải đấu LOL Worlds Championship do Riot Games tổ chức hàng năm thu hút hàng triệu người theo dõi trên thế giới.
Giải đấu LOL Worlds Championship do Riot Games tổ chức hàng năm thu hút hàng triệu người theo dõi trên thế giới.

Cơ hội nghề nghiệp và phát triển bền vững

eSport tạo ra hàng chục nghìn việc làm liên quan đến phát triển phần mềm, truyền thông, tổ chức sự kiện, sản xuất nội dung và tiếp thị. Tại bang Georgia (Mỹ), ngành này đã tạo ra khoảng 12.000 việc làm và đóng góp tới 500 triệu USD vào nền kinh tế địa phương.

Xem thêm  Full code Liên Quân mới nhất tháng 4/2025: Tướng vĩnh viễn, skin SSS

Tại Việt Nam, ông Lã Xuân Thắng – Giám đốc phát hành trò chơi trực tuyến tại VNGGames – nhận định rằng eSport ngày càng có vai trò quan trọng và đang mở ra nhiều cơ hội lớn. Tuy nhiên, để ngành phát triển mạnh hơn, cần có sự hỗ trợ chiến lược từ Chính phủ trong việc định hình chính sách và tạo hành lang pháp lý cho ngành game.

Việt Nam – Vùng đất hứa của eSport

Với dân số trẻ, hạ tầng Internet hàng đầu khu vực Đông Nam Á, chi phí hợp lý và tỷ lệ người dùng smartphone rất cao (khoảng 90% người trưởng thành), Việt Nam đang hội tụ đầy đủ điều kiện để trở thành trung tâm eSport của khu vực. Thêm vào đó, nhận thức xã hội về eSport cũng đã thay đổi tích cực, khi nhiều giải đấu được tổ chức quy mô lớn, phát sóng trên truyền hình quốc gia và thu hút đông đảo khán giả.

Sự công nhận chính thức của các tổ chức quốc tế và sự đầu tư từ các nhà phát triển game trong và ngoài nước đang mở ra “cơ hội vàng” cho eSport Việt Nam cất cánh. Trong tương lai gần, eSport không chỉ là môn thể thao mới mà còn có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào ngân sách quốc gia và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế số Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *